Theo tục lễ tổ chức tiệc cưới hay tiệc gia tiên của người Hoa thì nhà trai cần mang sính lễ đến dạm ngỏ nhà gái để xin dâu về nhà, còn nhà gái cần chuẩn bị của hồi môn cho tân nương trước khi về nhà chồng
Tập tục trao sính lễ của nhà trai
Sính lễ hay còn gọi là lễ ăn hỏi, là một trong trình tự hôn nhân của người Trung Quốc mà ngay cả ở Việt Nam cũng được áp dụng, đây là sính lễ ban đầu nhà trai tặng nhà gái để đến hỏi về thủ tục cưới xin, lễ hỏi còn gọi là sính lễ.
Vào thời nhà Chu, có rất nhiều nghi lễ được hình thành và hoàn chỉnh, trong đó có nghi lễ hôn nhân. Trong bộ Nghi lễ ghi khá cặn kẽ quy tắc tiến hành hôn nhân, nó được gọi chung với “6 lễ”, tức: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chinh, thỉnh kỳ, thân nghênh. Trong 6 lễ này, nạp chinh chỉ sính lễ cũng được được áp dụng trong lễ ăn hỏi hiện nay. Hình thức lễ hỏi cho đến nay đã được phổ biến và trở thành tập tục không thể thiếu trong.
Hiện nay, lễ hỏi gồm các lễ vật như đồ điện gia dụng, trang sức tân nương, phục trang và rất nhiều những vật phẩm khác. Tuy nhiên, suy cho cùng lễ vật thế nào cũng không bằng niềm vui có cuộc hôn nhân vui vẻ và hạnh phúc. Thông thường, lễ vật thường do hai bên gia đình bàn bạc quyết định.
Để có thể tổ chức một tiệc cưới hoàn chỉnh, các đôi còn phải chuẩn bị nhiều thứ hơn, bao gồm từ sính lễ nhà trai, hồi môn nhà gái cũng như địa điểm tổ chức cưới và các vấn đề liên quan trong buổi tiệc. Đối với tập tục tổ chức tiệc cưới của người Hoa thì càng cần sự long trọng hơn
Tập tục về của hồi môn của nhà gái
Khi gả con gái cho nhà trai, theo tập tục người Hoa, cha mẹ đều cho mang theo của hồi môn. Điều này tượng trưng cho sự yêu thương của những người sinh thành và như một lời cầu chúc con gái được hạnh phúc.
Đối với tập tục mang theo của hồi môn, mỗi vùng của Trung Quốc lại có sự đa dạng và phong phú khác nhau. Hồi môn bao gồm nhiều thứ, ví dụ như quần áo, dụng cụ dùng trong gia đình và các vật phẩm sinh hoạt khác, điển hình nhất vẫn là vàng. Do văn hóa các dân tộc, các vùng miền khác nhau, hồi môn cũng khác nhau. Nhưng điểm xuất phát giống nhau, họ đều hy vọng con gái mình có cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Ngoài ra còn có nguyên nhân ẩn ý khác cần chú ý đó là, nâng cao địa vị trong mắt nhà trai, của hồi môn biểu thị tiềm lực kinh tế nhà gái, giúp người con gái của họ được mẹ chồng coi trọng.
Ngoài ra để so với tiềm lực gia đình hai bên thì lễ cưới càng xa hoa sẽ càng thể hiện tiềm lực kinh tế càng mạnh, chứng tỏ đẳng cấp gia đình của mỗi bên để mỗi bên đều có thể thấ được sự tương xứng và coi trọng lẫn nhau
Thời xưa, của hồi môn được xem là tài sản riêng của cô gái, là “bồi trang” (tài sản đi kèm), “tráp trang” (đồ trang sức của phụ nữ). Hiểu theo cách thông thường, của hồi môn tượng trưng cho sự giàu có và thân phận.
Trong của hồi môn, ngoài vàng bạc châu báu, còn rất nhiều đồ mang ý nghĩa cát tường, may mắn. Ví dụ, ống nhổ cho trẻ con, hy vọng sinh nhiều con. Hồi môn thời xưa thường sắp thành đôi, thành cặp, như chăn long phượng, một đôi gối nhằm chúc đôi vợ chồng trẻ mặn nồng ân ái, yêu thương suốt đời; bát đũa long phượng tượng trưng cho lương thưc đầy kho, giàu có, sung túc
Trên đây là bài viết về tập tục tổ chức tiệc cưới của người Trung Hoa, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn, về những tập tục, sính lễ và phong cách rước dâu của đất nước láng giềng của chúng ta, thấy được có rất nhiều sự tương đồng trong phong cách tổ chức của Việt Nam