Lịch sử nghi thức cưới thời thuộc địa

*Đám cưới thời thuộc địa: Lại một lần nữa, đám cưới là phi vụ làm ăn nhiều hơn ái tình thuần tuý. Gia đình chú rễ thường sắp đặt cuộc hôn nhân, định trước cô gái sẽ về làm vợ con trai mình sau khi đã “điều tra” kỹ nhân thân, điều kiện kinh tế của gia đình “bên kia”, sau đó gửi thư cho người cha của cô gái. Trong lá thư này ngoài việc ca ngợi những khả năng của con trai mình, người cha của chú rể tương lai còn chỉ rõ những lợi ích mà hai gia đình có được nếu tác thành cho đôi trẻ. Nếu người cha của cô gái đồng ý, hai bên sẽ chính thức tìm hiểu và sau khi có thỏa thuận về hồi môn, hôn lễ sẽ được cử hành. Thông thường những đám cưới ở miền Nam nước Anh được tổ chức như một ngày hội, trong đó những buổi tiệc lớn ê hề đồ ăn, thức uống cùng những trò chơi linh đình.

*Đám cưới thời Victoria (nước Anh): Ngay khi học xong (khoảng 17,18 tuổi), các cô gái chính thức bước vào tuổi cập kê. Lúc này gia đình thường chuẩn bị áo quần, đồ trang điểm để cô trở nên xinh đẹp, quyến rủ nhất. Những chàng trai vẫn chủ yếu để ý đến hôn nhân vì tài sản hơn là tình ái. Tầng lớp thượng lưu thường gặp gỡ trong những bữa tiệc, còn những người bình dân thì gặp nhau trong những buổi nguyện tại nhà thờ. Nếu đôi trẻ thấy quý mến nhau và gia đình họ không quá khác biệt về thân phận thì có thể đính hôn. Nhìn chung cho đến tận thời kỳ này, hôn nhân cũng chỉ như thực hiện một hợp đồng, nặng tính vật chất hơn là tinh thần. Tuy nhiên người phụ nữ đã độc lập hơn trong hôn nhân. Họ có quyền từ chối không kết hôn nếu hoàn toàn không có tình cảm gì với “đối tượng”.

Như vậy nghi thức cưới đã trải qua nhiều giai đoạn của thăng trầm lịch sử, mỗi giai đoạn mang tính chất, ý nghĩa khác nhau. Và trong thời đại ngày nay, đám cưới như là kết quả của một tình yêu đã đơm hoa kết trái, là hình ảnh mang giá trị văn hóa truyền thống và nhân văn sâu sắc trong tâm thức của mỗi con người.

 

Post Author: admin