Với những người miền Nam thuộc thế hệ trước rất xem trọng lễ thượng đăng, dù đám cưới lớn hay nhỏ thì nghi thức trong lễ thượng đăng là không thể thiếu. Hình cô dâu rơi lệ, xúc động trước bàn thờ ông bà tổ tiên trong lúc cử hành nghi lễ đã khắc sâu trong lòng ba mẹ cùng họ hàng thân thiết đôi bên về tình cảm của người con gái thì chuẩn bị đi về nhà chồng.
Vậy lễ thượng đăng là gì cùng với ý nghĩa như thế nào thì hãy tham khảo bài chia sẻ từ dịch vụ tổ chức tiệc cưới để hiểu và áp dụng trong hôn lễ của mình nhé!
Hiểu sao về lễ thượng đăng
Lễ thượng đăng hay còn gọi với tên khác là lễ lên đèn trong ngày cưới, đây là một trong các nghi thức ở hôn lễ của thời xưa cho đến nay thì vẫn có một số gia đình áp dụng. Thực hiện nghi lễ này các gia đình cần chuẩn bị một cặp nến, đối với người theo đạo thờ ông bà hoặc đạo Phật thì thường chọn màu đỏ, còn đối với người Công Giáo sẽ dùng màu hồng.
Cặp nến với một cây khắc hình Long tượng trưng cho chú rể và một cây khắc hình Phụng tượng trưng cho cho cô dâu. Trong nghi lễ này cô dâu chú rể sẽ đứng trước bàn thờ ông bà cùng nhau đốt đèn, khi đốt phải tiến hành cẩn thận, chậm rãi chờ tim đèn cháy và hai ngọn lửa phải đều nhau, cùng dâng lên bàn thờ. Dịch vụ tổ chức tiệc cưới lưu ý với các cô dâu chú rể là không nên để đèn cháy không đều hoặc để đèn tắt, đây là điều cấm kỵ trong lễ thượng đăng.
Nguồn gốc của Lễ thượng đăng
Lễ thượng đăng xuất hiện hầu hết ở trong đám cưới của người miền Nam thời xưa, nhất là ở các tỉnh miền Tây và một số tỉnh miền Trung. Đây vốn là phong tục lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, áp dụng từ thời kỳ miền Nam còn cử hành đủ 6 lễ trong cưới hỏi.
Vào thời đó, khi chuẩn bị đám hỏi thì không thể thiếu nghi thức của lễ thượng đăng, tuy nhiên ngày nay, người miền Nam chỉ còn giữ lại ba lễ như phong tục chung của cả nước. Lễ thượng đăng chính vì lẽ đó cũng đã được giảm đi nhiều công đoạn và không còn khắt khe như trước nữa.
Ý nghĩa của lễ thượng đăng
Theo quan niệm của người miền Nam thời đó hình ảnh cặp nến Long – Phụng, cùng ánh lửa đỏ thắp sáng bàn thờ mang nhiều ý nghĩa tâm linh nhân văn sâu sắc. Thứ nhất, nghi lễ này thể hiện tình cảm hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cảm ơn sự sinh thành nuôi dưỡng và sự lo lắng chu toàn khi con đi lấy chồng.
Thứ hai, lễ thượng đăng còn là lời tuyên bố của cặp đôi trước sự chứng kiến của ông bà tổ tiên về việc xây dựng, bảo vệ tổ ấm tương lai. Cuối cùng thể hiện sự nhắc nhở cho cả đôi bên gia đình về cách cư xử với nhau, phải giống như một đôi đèn với ngọn lửa cháy rực, phải cùng đồng hành cùng nhau bước qua khó khăn, thử thách của cuộc sống. Sống với nhau phải có trách nhiệm và gìn giữ hạnh phúc.
Cách tiến hành nghi thức Lễ thượng đăng
Khi nhà trai trao mâm quả sính lễ nhất định phải kèm theo một đôi đèn cầy Long – Phụng, bên phía nhà gái cũng cần có cặp đèn cùng cỡ. Cho nên nếu muốn tổ chức nghi lễ này thì dịch vụ tổ chức tiệc cưới khuyên rằng hai bên gia đình nên thống nhất với nhau rõ ràng để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.
Trước lúc thắp nhang bàn thờ gia tiên trong ngày cưới, cả hai gia đình cần lưu ý trước khi thắp nến nhớ đóng cửa sổ và tắt quạt để không bị ảnh hưởng. Sau khi đèn cầy đã lên rồi mới bắt đầu thắp nhang và sử dụng lửa từ cặp đèn để mồi nhang.
Cặp đôi sắp xếp cặp đèn sao cho hàm Long – mỏ Phụng giao nhau, chờ nghe hiệu lệnh của chủ hôn thì phối hợp đốt đèn, cùng nhau thực hiện một cách đồng nhất thể hiện sự đồng tâm, hiệp ý. Đến khi lửa cháy đề thì chia ra cầm cây đèn khắc hình Long và nữ cầm cây đèn khắc hình Phụng cắm lên đôi chân đèn đã đặt sẵn trên bàn thờ. Cả hai cùng thắp nhang và sau đó đọc lời khấn rồi cùng bái lạy tổ tiên.
Có lẽ trong thời đại ngày nay, nhiều người đã không còn tổ chức và cũng không biết đến nghi lễ này nữa. Mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp các cặp đôi chuẩn bị cưới có cái nhìn tổng quan hơn về những nghi lễ phong tục cưới ngày xưa.
Bên cạnh đó với sự tận tình chuyên nghiệp của dịch vụ tổ chức tiệc cưới GaLa Center cùng không gian sang trọng, đẳng cấp sẽ là địa điểm lý tưởng để hoàn thành một kỷ niệm đẹp trong ngày trọng đại.