Chia sẻ cách phòng tránh xung đột trước khi cưới cho các cặp đôi

Sau lễ đính hôn, cuộc sống của bạn dường như có rất nhiều thứ xáo trộn, thay đổi để chuẩn bị kế hoạch đặt tiệc cưới chu đáo trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân đang đến gần.

Đôi khi vì những thay đổi đó khiến hai bạn căng thẳng và dễ dẫn đến tranh cãi, cùng đọc qua bài viết sau để có thể tránh được xung đột không đáng có nhé. 

Sau lễ đính hôn, hai bạn sẽ có nhiều thời gian gần nhau hơn, bắt đầu có trách nhiệm để lo các thứ cho hôn lễ đồng thời đây cũng là khoảng thời gian hai bạn nhìn ra được tính tình, “bản chất” của nhau, nếu không khéo dung hòa chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.

Khi cùng nhau chuẩn bị các thứ cho hôn lễ, các bạn được xem như “thử nghiệm” cuộc sống chung trong tương lai, trong thời điểm này hãy tranh thủ tìm hiểu để khi bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ đỡ bất ngờ. 

dat tiec cuoi

Về phía gia đình

Danh sách khách mời của gia đình đối phương ngày càng dài ra, số lượng khách càng ngày càng đông, khó kiểm soát và khó đặt tiệc cưới. Không thống nhất về lượng khách mời sẽ đến tham gia dự tiệc tại địa điểm tổ chức sự kiện – tiệc cưới cũng là lí do dễ dẫn đến tranh cãi giữa hai bạn, thậm chí là giữa hai bên gia đình.

Nếu hai nhà đãi tiệc riêng thì việc này sẽ dễ kiểm soát hơn vì bên nhà ai nấy trả, nhưng nếu đãi tiệc chung, bạn có thể chia làm 2 khu và đặt hai thùng tiền để dễ kiểm soát được khách bên nhà trai hay bên nhà gái và chia số tiền phải trả cho phù hợp. 

Chú rể không cùng tìm hiểu, chuẩn bị đám cưới

Cánh đàn ông thường rất hờ hững khoảng chọn màu, chọn phong cách hay đặt bánh cưới như thế nào,… Đôi khi điều này khiến các cô dâu dễ “nổi điên” vì phải tự tìm hiểu và tự chuẩn bị một mình. Nhưng đừng vì vậy mà nản lòng và nghĩ rằng anh ấy không xem trọng ngày cưới nhé các nàng, hãy tìm những công việc nào đó phù hợp và nhờ chàng giúp như là ghi thiệp mời và cùng bạn đi phát thiệp.

Nên nói chuyện nhẹ nhàng và làm cùng nhau, đừng để thái độ gắt gỏng khiến hai bạn căng thẳng. Về phía các chàng trai, hãy chủ động lựa chọn những việc phụ giúp nàng chẳng hạn như chủ động lên lịch chở nàng đi tham khảo các nhà hàng tiệc cưới HCM và đặt tiệc hay tra giúp nàng chỗ nào đặt bánh ngon để hai người cùng thảo luận nhé. 

Gu thẩm mỹ không giống nhau 

dat tiec cuoi

Nàng muốn chọn nhà hàng tiệc cưới này nhưng chàng lại muốn chọn nhà hàng kia, nàng muốn màu hồng tinh nghịch chàng lại muốn màu kem sang trọng, nàng muốn trang trí bóng bay nhưng chàng bác đi vì nghĩ nó thật trẻ con,…và như vậy, hai bạn bắt đầu khó chịu vì ý kiến đối phương. Các nàng nếu muốn chàng cùng bạn chuẩn bị cho hôn lễ thì đôi khi cũng nên lắng nghe ý kiến của chàng để hai bạn có được tiếng nói chung.

Những lúc như vậy hãy lập một kế hoạch tiệc cưới thật chi tiết và chia nhiệm vụ rõ ràng, mỗi người sẽ đảm nhận những phần việc khác nhau, dĩ nhiên khi đối phương đảm nhận việc và có những quyết định của họ, bạn nên tôn trọng. Hoặc việc  chia đôi công việc khiến bạn cảm thấy không có sự liên kết thì nên tham khảo ý kiến của một người nữa để có được những quyết định đúng đắn. 

Tranh cãi từ chuyện tiền bạc

Tiền bạc luôn là nguồn cơ gây tranh cãi, bất hòa vì mỗi bên có cách chi tiêu khác nhau. Nàng muốn tìm một chiếc váy cưới lung linh và có được những tấm ảnh kỉ niệm thật đẹp nhưng dường như gia đình chàng lại cho rằng không cần thiết và để dành phần tiền đó cho việc đặt tiệc cưới tại nhà hàng.

Những lúc căng thẳng như vậy hai bạn cần bình tĩnh ngồi lại nói chuyện với nhau, cùng tìm ra cách giải quyết tốt nhất hoặc những thứ bản thân muốn chi mạnh thì dùng tiền riêng để tránh xích mích. 

Quan điểm tôn giáo khác nhau 

Nếu cách đây khoảng 20 năm, không cùng tôn giáo sẽ không thể kết hôn với nhau thì ngày nay, chuyện tôn giáo đã bớt khắt khe hơn trước nhưng chưa bao giờ hết nhạy cảm.

Các gặp đôi dễ xảy ra tranh cãi về suy nghĩ, quan niệm sống xoay quanh các vấn đề tôn giáo vì vậy, hai bên cần tìm hiểu những điều cấm kỵ của tôn giáo mà người bạn đời đang theo để tránh phải những xung đột không đáng có.

Bạn bè của đối phương

Với các nàng, bạn của chàng thật phiền phức khi chỉ biết rủ chàng đi nhậu nhẹt, tận hưởng cuộc sống độc thân không phụ giúp gì cho đám cưới. Còn với chàng, những cô bạn của vợ cứ rủ rê la cà trà sữa, đưa ra những lời “cảnh báo” về cuộc sống hôn nhân đôi khi không có ích lại có hại.

Các bạn đừng quá khắt khe vấn đề này, ai cũng cần có bạn bè, đôi khi họ đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống của bạn đời trước khi bạn xuất hiện. Nếu được, bạn có thể mời đối phương “tham gia” vào những cuộc trò chuyện của bạn và bạn bè để biết được rằng hai bên không có gì đang che giấu nhau. 

dat tiec cuoi

Chuyện quá khứ của nhau

Đối phương mời người yêu cũ đến dự tiệc cưới, điều này khiến bạn cực kỳ khó chịu? Thật sự khi rơi vào tình huống này rất ít người cảm thấy “bình thường” nhưng hãy cố gắng nghĩ đến hướng tích cực, đối phương và người kia đã rất rạch ròi trong chuyện tình cảm nên mới có thể mời đến ngày vui của hai người, đừng ích kỷ, không cần thân thiết nhưng chắc chắn phải đến mời rượu và cho người kia thấy hai bạn sống hạnh phúc chứ. 

Ngoài những vấn đề trên, các cặp đôi cần rạch ròi trong chuyện tài sản khi về chung nhà và thống nhất những quy tắc cho cuộc sống tương lai. Đôi khi những điều này khiến bạn có tranh cãi nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và giải quyết êm đẹp để cùng nhau tổ chức tiệc cưới trọn gói thành công

Post Author: admin